Responsive Ads Here

Thứ Năm, tháng 11 28, 2019

Bệnh đốm trắng ở cá (Trùng quả dưa Ich)

Bệnh đốm trắng là 1 bệnh gây hại trên tất cả các loài cá. Đặc biệt nhạy cảm hơn với cá da trơn. Tác nhân của bệnh là do trùng quả dưa, tức KST Ich.
Cần hiểu rằng đốm trắng ở cá là do KST gây ra, khác với đốm trắng ở tôm là do virus gây ra.
...
Ichthyophthirius multifiliis là một loài ký sinh trùng của cá nước ngọt gây bệnh thường được gọi là bệnh đốm trắng hoặc Ich. Ich là một trong những bệnh phổ biến và dai dẳng nhất ở cá. Nó xuất hiện trên cơ thể, vây và mang cá như những nốt trắng lên đến 1 mm, trông giống như những hạt muối trắng. Mỗi đốm trắng là một ký sinh trùng được bao bọc. Nó dễ dàng lây lan bằng các thiết bị trong hồ hoặc ao nuôi khác và với những con cá đã mắc bệnh. Khi mầm bệnh vào hồ hay ao cá, chúng sẽ sinh sản nhanh và nếu không chữa trị kịp thời, khả năng cá chết là 100%. Nhưng khi chữa trị thì sẽ tốn nhiều chi phí như mất cá, công sức hay hóa chất.

Nguy hại ở chỗ, nhiều khi cá mới mua về chỉ bị 1 Ich bám vào và không có biểu hiện bệnh gì, và sau vài vòng đời, số lượng chúng đủ để gây chết hàng loạt cá trong môi trường kín. 
Tỷ lệ chết là 100% trong môi trường kín.


Chúng sống theo chu kì sau:
+ Giai đoạn 1: Mầm bệnh là sinh vật đơn bào tiếp cận cơ thể cá rồi bám vào da hoặc mang rồi ăn một mẩu nhỏ ở đó. Khi đó, Ich sẽ được bao bọc bởi 1 lớp nhớt của cá và lớp nhầy của chúng khiến thuốc chỉ có tác dụng ở liều cao.
Khi đã hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, Ich sẽ rời cá và bắt đầu sinh sản.
Giai đoạn 2: Sau khi rơi ra, chúng bám vào bất kì thứ gì có trong ao hay bể cá. Ở giai đoạn 2 và 3, chúng không được bảo vệ nên dễ bị tiêu diệt bởi thuốc.
+ Giai đoạn 3: Tiếp đến, chúng phân đôi 10 lần rồi bắt đầu tấn công sinh vật.
Nếu không bám được vào cá, Ich sẽ chết trong vòng 24 - 72 tiếng.
Vì thế, trong tự nhiên Ich hiếm khi gây chết cá. Nhưng trong điều kiện nuôi kín, Ich sẽ sinh sản và liên tục bám được vào cá, khiến Ich tăng sinh theo cấp số nhân và gây chết cá.

Vòng đời này phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ nước và toàn bộ chu kỳ sống mất khoảng 7 ngày ở 25 °C (77 °F) đến 8 tuần ở 6 °C (43 °F).



Các động vật nguyên sinh này gây tổn hại đến mang và da khi nó đi vào các mô, dẫn đến loét và mất da. Tiếp đến là cá sẽ bị nhiễm trùng rồi nhanh chóng dẫn đến tử vong. Ở mang, chúng làm giảm hiệu suất hô hấp của cá bằng cách làm giảm lượng oxi hấp thụ khiến chúng không thể chịu được nồng độ oxi thấp.

Cách chữa trị: 
+ Ich có nhược điểm là nếu nhiệt độ trên 30 độ C thì chúng không thể sinh sản hoàn hảo được và không thể gây bệnh. Tuy nhiên, cá cũng không thể sống ở nhiệt độ đó quá lâu. Nếu để nhiệt độ trên 30 độ C trên 10 ngày, guppy sẽ  bị giảm tuổi thọ. 
Vì thế, có thể nâng nhiệt độ trên 30 độ C trong tối thiểu 10 ngày, tất nhiên là có thay nước và cho thuốc liên tục.
Hoặc cũng có thể nâng nhiệt độ trên 30 độ C trong 3 ngày, sau đó cho thuốc vào và thay nước liên tục. Cách này khiến thời gian chữa trị lâu hơn, nhưng đảm bảo tuổi thọ và sức khỏe cho cá hơn.
+ Hoặc nếu không có thiết bị điều chỉnh nhiệt, có thể dùng công thức ngâm cá như sau: 1 muỗng cà phế muối hột đầy cho mỗi 4l nước + xanh methylẹn 4ppm + đồng sulfat 0,4 ppm.
Thời gian tối thiểu là 14 ngày hoặc sau khi cá mất đốm trắng 7 ngày. Nhiệt độ càng thấp, thời gian ngâm thuốc càng lâu.
+ Cũng có thể tắm cho cá trong thời gian ngắn với fomalin hoặc đồng sulfat.
+ Hoặc muối ăn (NaCl) và KMnO4 với liều lượng 7 kg muối ăn và 4 g thuốc tím/ m3 tắm cho cá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét